“HÃY ĐI LÀM ĐỪNG THAM GIA CÂU LẠC BỘ Ở ĐẠI HỌC…”
retro computer desk arrangement

Đấy là câu nói mình nhận được lúc đang loay hoay với việc lựa chọn câu lạc bộ, và mình nghĩ không quá khó để bắt gặp những “lời khuyên” như vậy. Vậy có đúng không? Câu lạc bộ có thật sự “màu hồng” hay chỉ là vỏ bọc bên ngoài chiếc “cờ đỏ”. Hi vọng qua bài viết dưới đây sẽ phần nào mang lại góc nhìn sâu sắc và đa chiều và cùng với chiêm nghiệm bản thân để tự mình đưa ra quyết định đúng đắn với quyết định lựa chọn câu lạc bộ và câu trả lời cho nhận định trên nhé.

Trước hết bạn có biết câu lạc bộ là gì? Câu lạc bộ là một tổ chức hoặc nhóm của cá nhân có cùng sở thích, hoạt động chung nhằm mục tiêu nhất định. Khái niệm câu lạc bộ không quá mới lạ và có thể dễ dàng bắt gặp ở các trường từ bất kỳ bậc học nào. Câu lạc bộ được hình thành từ nhiều mục đích khác nhau, chung quy có thể kể đến một số phân loại đặc trưng như:

1. Câu lạc bộ học thuật: Các câu lạc bộ được hình thành tập trung vào một lĩnh vực nhất định để nghiên cứu, học hỏi và phát triển ở lĩnh vực đó. Ví dụ như Câu lạc bộ Robocon, Câu lạc bộ Marketing, Câu lạc bộ lễ tân, Câu lạc bộ khởi nghiệp, câu lạc bộ sự kiện,….

2. Câu lạc bộ năng khiếu: Câu lạc bộ hình thành quy tụ các thành viên có chung năng khiếu cùng nhau tập luyện và phát huy khả năng bản thân. Không khó để bắt gặp như câu lạc bộ kịch, câu lạc bộ hát, câu lạc bộ nhạc cụ, câu lạc bộ hùng biện,…

3. Câu lạc bộ sở thích: Câu lạc bộ hình thành với những thành viên có cùng chung một sở thích nhằm giao lưu học hỏi lẫn nhau như câu lạc bộ móc len, câu lạc bộ sách, câu lạc bộ hoá trang,…

4. Câu lạc bộ thiện nguyện: Câu lạc bộ chuyên tổ chức các hoạt động với mục đích hướng tới cộng đồng và vì cộng đồng. Chẳng hạn như câu lạc bộ hiến máu, câu lạc bộ tình nguyện xuân,…

Khó khăn chọn cho bản thân nơi phù hợp giữa muôn hình vạn trạng câu lạc bộ. Vậy bạn có biết những cái “ được” khi tham gia câu lạc bộ, có thể kể đến như:

– Thiết lập và rèn luyện thêm các kỹ năng: Việc hoạt động trong câu lạc bộ với nhiều thành viên là cơ hội tuyệt vời để phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, quản lý quỹ thời gian, quản lý hay lãnh đạo tổ chức,… Những kỹ năng này vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

– Xây dựng kỹ năng xã hội: Tham gia câu lạc bộ giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và lãnh đạo. Những kỹ năng này rất quan trọng trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp sau này.

– Mở rộng mối quan hệ: Câu lạc bộ là nơi tạo cơ hội để gặp gỡ và kết bạn với những người có sở thích chung. Điều này giúp bạn mở rộng mạng lưới xã hội và có cơ hội học hỏi từ những người khác nhau.

– Phát triển sở thích và kỹ năng riêng: Câu lạc bộ thường tập trung vào một lĩnh vực hoặc hoạt động cụ thể, giúp bạn phát triển sâu hơn về sở thích của mình và trở nên tài năng trong lĩnh vực đó. – Tạo cơ hội tham gia các dự án và hoạt động: Các câu lạc bộ thường tổ chức các sự kiện, dự án xã hội, hoặc các hoạt động tình nguyện. Tham gia vào những hoạt động này giúp bạn thực hành kỹ năng và đóng góp cho cộng đồng.

– Giúp nâng cao tâm hồn đoàn kết và sự tự hào: Tham gia câu lạc bộ thường mang lại một cảm giác thuộc về một cộng đồng, và bạn có thể tự hào về những đóng góp và thành tựu của câu lạc bộ đó. – Tăng cơ hội việc làm: Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao việc tham gia vào câu lạc bộ trong quá trình đào tạo đại học. Điều này có thể giúp bạn nổi bật khi xin việc làm và chứng minh khả năng làm việc nhóm và lãnh đạo.

– Giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng: Tham gia vào các hoạt động xã hội như câu lạc bộ có thể giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng học tập và tăng cường tinh thần lạc quan. Lợi ích khi sinh viên tham gia câu lạc bộ là nhiều thế đấy, vậy tại sao mọi người vẫn “Say no” với câu lạc bộ. Mình có thể gói gọn trong 3 từ thiếu định hướng. Vậy vì đâu nên nỗi, có thể kể đến một số lí do như:

– Không dám nói không: Ví dụ, nếu bạn không thể đảm nhiệm được vị trí Leader cho chương trình đó thì hãy thẳng thắn nói không hoặc bạn không phù hợp với các buổi Teambuilding cũng hãy mạnh dạn từ chối. Dù biết sẽ mất lòng vì tất cả anh chị trong CLB cũng chỉ lớn hơn bạn 1, 2 tuổi, không phải ai cũng có thể thông cảm và thấu hiểu cho bạn được nhưng hãy nhớ mất lòng trước được lòng sau, đừng cố gượng ép để rồi không làm được và mọi thứ rối tung lên.

– Quá bận tâm cách người khác nghĩ về mình: vấn đề này đặc biệt xảy ra ở cấp cao như trưởng nhóm, ban chủ nhiệm… vì khi bạn ở những vị trí đó nhiều bạn trong lẫn ngoài CLB sẽ để ý hơn về thái độ, năng lực, thậm chí mục đích của bạn. Nhưng quan trọng bản thân mình mới biết mình làm vị trí đó vì điều gì, hãy vẫn để ý để thay đổi cho tốt hơn chứ đừng bận tâm đến người khác nghĩ gì về bạn, điều đó chẳng giải quyết gì cả. Sau này ra xã hội, bạn sẽ thấy đó chỉ toàn là những việc nhỏ nhặt và không đáng để bận tâm đến thế.

– Không quản lý nổi khối lượng công việc (workload), thời gian, kế hoạch dẫn tới bản thân tự bị quá tải và cảm thấy việc tham gia CLB khiến việc học sa sút, các mối quan hệ cũng từ đó mất dần. Điều này, theo mình nghĩ hoàn toàn có thể kiểm soát được, một số mẹo mà bạn có thể áp dụng để vượt qua khó khăn này là hãy tìm hiểu các phương pháp quản lý thời gian phù hợp với bản thân, tập trung tâm trí cho một việc duy nhất sau đó chuyển sang việc khác, đừng lẫn lộn giữa việc này với việc khác, đừng mang cảm xúc của việc này để làm việc khác,… Tuy nhiên việc quản lý thời gian và năng lượng không phải chuyện một sớm, một chiều, mình đã có rất nhiều bài viết liên quan chủ đề này, những khó khăn và cách mình vượt qua trong các bài viết trên blog, bạn có thể tìm đọc lại nhé.

– Kỳ vọng quá mức

– Không tìm được tiếng nói chung giữa các thành viên

Bạn không thể ngăn lại những con sóng, nhưng bạn có thể học được cách lướt đi nó. Con sóng nào rồi cũng đi qua, chẳng có con sống nào đi hết cả cuộc đời. Khó khăn nào rồi cũng sẽ qua, miễn là bạn mạnh mẽ và dám đương đầu rồi sẽ gặt được quả ngọt. Mong rằng sẽ góp phần tạo nên một tuổi trẻ đáng nhớ và ý nghĩa trong bạn.

[/ux_text]